Về phát triển dịch vụ hậu cầu (Logistics) của Nhật Bản

KT&PT Số 175, tháng 01 năm 2012, trang 49-53
Tóm tắt: Các nguồn tài nguyên trên trái đất là hữu hạn, nhưng ước muốn của con người lại vô cùng. Chính vì vậy, logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) một cách tối ưu để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bản thân và xã hội một cách tốt nhất. Thời kỳ trước, do bị ngăn trở bởi khoảng cách địa lý và điều kiện truyền thông chưa cho phép, nên chỉ có thể áp dụng logistics trong phạm vi hẹp: công ty, ngành, địa phương, quốc gia. Hiện nay, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức, mạng điện tử cho phép con người vượt qua các trở ngại về thời gian và không gian, tạo điều kiện cho logistics toàn cầu ra đời và phát triển. Vài thập kỷ gần đây, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại những kết quả rất tốt ở nhiều nước trên thế giới, như Hà Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Mỹ,… Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, thuật ngữ logistics được nhắc đến nhiều ở các nước Đông Á, Đông Nam Á và đặc biệt phát triển mạnh ở Nhật Bản. Bài viết phân tích tình hình, đặc điểm của dịch vụ logistics Nhật Bản và một số kinh nghiệm trong phát triển dịch vụ logistics của quốc gia phát triển nhất Đông Á này. Trên cơ sở đó, đưa ra 3 xu hướng phát triển chính của logistics trên thế giới trong thập niên đầu thế kỷ 21.
Từ khóa: Dịch vụ hậu cần,xu hướng phát triển logostis, Nhật Bản
Tra cứu bài báo