Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn tỉnh Điện Biên

KT&PT Số 177 (II), tháng 03 năm 2012, trang 104-108
Tóm tắt: Từ lâu phát triển giáo dục là một trong những chiến lược ưu tiên hàng đầu của Nhà nước ta. Giáo dục là một nhân tố then chốt đối với sự thịnh vượng của quốc gia cũng như của mọi công dân. Giáo dục góp phần giảm thất nghiệp và tăng thu nhập của người dân. Giáo dục còn là tiền đề cho sự phát triển nguồn nhân lực và nền tảng để phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Việc nắm bắt các cơ hội tiếp cận với các ngành nghề hiện đại vốn đang phát triển khắp nơi của các cá nhân sẽ phụ thuộc vào quá trình học tập của mỗi cá nhân đó. Và sự thành đạt của mỗi cá nhân cũng như sự đóng góp cho xã hội của họ sau này phụ thuộc phần lớn vào quá trình học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hiện tượng bỏ học quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến việc chọn lựa những cá nhân xuất sắc có khả năng theo đuổi sự nghiệp của mình ở những bậc đào tạo cao hơn. Việt Nam là nước truyền thống dành ưu tiên cao cho giáo dục. Hàng năm Chính phủ đã dành 20% ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục (Đề án đổi mới cơ chế tài chính giáo dục giai đoạn 2009 – 2014). Quyền được học tập của trẻ em được khẳng định trong Hiến pháp và Chính phủ đã sớm phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Luật Giáo dục, Luật phổ cập Giáo dục Tiểu học. Tuy rất nhiều nỗ lực của Chính phủ và toàn dân đã dành cho giáo dục, tình trạng trẻ em bỏ học vẫn xảy ra ở nhiều nơi bởi nhiều nguyên nhân khác nhau và tỉnh Điện Biên là một trong 15 tỉnh có số lượng học sinh bỏ học nửa chừng cao nhất cả nước. Bài viết này không có tham vọng phân tích đầy đủ nguyên nhân học sinh ở Điện Biên bỏ học mà chỉ mong muốn nêu lên một thực trạng từ số liệu thực tế để có thể hình thành những nghiên cứu toàn diện và cụ thể hơn, với những cách nhìn khác nhau, góp phần hạn chế một vấn đề trong giáo dục của Điện Biên.
Từ khóa:
Tra cứu bài báo