Bàn về nhân tố tác động đến phương pháp xác định chi phí theo hoạt động trong các công ty

KT&PT, Số 181 (II), tháng 7 năm 2012, trang 35-39
Tóm tắt: Ngày nay trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra trên phạm vi rộng; các công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Do vậy, việc xác định đúng, đầy đủ chi phí của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ nhằm cung cấp thông tin hữu ích càng trở lên quan trọng đối với các nhà quản lý. Nhận thức được điều đó; nhiều công ty trên thế giới, đặc biệt ở các nước phát triển cũng như một số công ty ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam đã và đang áp dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động (Activity-Based Costing, ABC) thay thế cho phương pháp xác định chi phí truyền thống (phương pháp xác định chi phí theo quá trình hay phương pháp xác định chi phí dựa trên khối lượng). Tuy nhiên, mức độ thành công của việc ứng dụng phương pháp xác định chi phí theo hoạt động tại các công ty là rất khác nhau. Điều này đã trở thành động lực cho các học giả kế toán trên thế giới tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm về phương pháp xác định chi phí theo hoạt động trên các khía cạnh khác nhau và do đó vấn đề này đã trở thành chủ đề quan trọng nhận được sự quan tâm, nghiên cứu đáng kể của lĩnh vực kế toán quản trị trong vài thập kỷ qua. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn đang được đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu: “Tại sao phương pháp xác định chi phí theo hoạt động khi áp dụng vào trong thực tiễn lại chỉ thành công ở một số công ty và còn lại bị thất bại?”. Do vậy, mục tiêu của bài viết này là mong muốn góp phần nhỏ bé trong việc tiếp tục nghiên cứu câu hỏi đó. Để đạt được mục tiêu trên, nội dung của bài viết được kết cấu thành ba phần chính (1) tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước về các nhân tố tác động đến sự thành công hay thất bại của phương pháp xác định chi phí theo hoạt động khi áp dụng vào trong thực tiễn các công ty; (2) trên cơ sở đó, bài viết sẽ tiến hành đánh giá nhằm xác định “hạn chế hay khoảng trống nghiên cứu” của các công trình nghiên cứu trước đây và (3) đề xuất hướng nghiên cứu, mô hình và phương pháp nghiên cứu các “hạn chế hay khoảng trống nghiên cứu” đã xác định trong phần nội dung trước.
Từ khóa:
Tra cứu bài báo