Chuyển đổi vị thế của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chính sách kinh tế vĩ mô: Phân tích so sánh từ nguồn số liệu thứ cấp theo thời gian

KT&PT, Số 183 (II), tháng 9 năm 2012, trang 18-36
Tóm tắt: Quá trình chuyển đổi kinh tế vĩ mô đang hướng tới tăng trưởng bền vững và bình đẳng trong tất cả các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Phụ nữ - một lực lượng dân số quan trọng – tham gia vào hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, và họ còn đóng vai trò là “người giữ lửa” của mỗi gia đình – mỗi tế bào của xã hội. Vị thế của phụ nữ phản ánh những thành tựu quan trọng trong tiến bộ xã hội và bình đẳng giới. Trong bài báo này, chúng tôi tóm tắt một số kết quả từ đề tài nghiên cứu hợp tác với UN Women về tác động của đổi mới kinh tế vĩ mô tới vị thế của phụ nữ qua 10 năm, qua các phương diện như: (i) nói chung, các điều kiện kinh tế và mức sống đã được cải thiện hơn rất nhiều, trực tiếp mang lại lợi ích cho phụ nữ và gia đình họ; (ii) phụ nữ Việt Nam nhìn chung đã được đối xử bình đẳng so với nam giới trong hầu hết các lĩnh vực; (iii) qua thời gian, năng lực của phụ nữ đã được nâng cao hơn nhờ được tiếp cận với giáo dục và các nguồn lực; (iv) Hội Liên hiệp Phụ nữ đóng một vai trò quan trọng nhằm đảm bảo việc thụ hưởng các lợi ích và các hoạt động của phụ nữ. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra những thách thức cho sự phát triển của phụ nữ trong thời gian tới, như: (i) tỷ lệ chi tiêu ít hơn cho giáo dục và y tế; (ii) phụ nữ vẫn phải đối mặt với gánh nặng của những công việc nhà, đặc biệt là chăm sóc trẻ và hoạt động nông nghiệp của gia đình; (iii) phụ nữ tụt hậu so với nam giới trong việc tham gia lao động ở lĩnh vực công nghiệp mà chủ yếu được tập trung trong nông nghiệp và dịch vụ. Khuyến nghị chính sách là cần ổn định hơn nữa về mặt chất lượng bình đẳng giới trong tương lai. Điều quan trọng cần có là một sự phát triển bền vựng được bắt nguồn từ kết quả của sự đổi mới kinh tế vĩ mô.
Từ khóa: Vị thế phụ nữ, kinh tế vĩ mô, Việt Nam
Tra cứu bài báo