Mô hình áp chế tài chính và sự cần thiết phải thay đổi hệ thống tài chính ở Việt Nam

KT&PT Số 183, tháng 9 năm 2012, trang 36-41
Tóm tắt: Hệ thống tài chính đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nó chuyển vốn từ những người tiết kiệm sang những người đầu tư, tạo cơ sở cho tăng trưởng và phát triển. Theo lý thuyết kinh tế học, một hệ thống tài chính phù hợp sẽ phát huy hết những lợi ích nó có thể mang lại cho nền kinh tế. Bài viết xem xét hai mô hình đơn giản về hệ thống tài chính: áp chế tài chính và tự do hóa tài chính, thực trạng hệ thống tài chính của Việt Nam hiện nay, và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống tài chính. Trong mô hình “áp chế tài chính” lãi suất bị ngăn cản không thể điều chỉnh đến mức cân bằng, làm cho tiết kiệm và đầu tư thấp, dẫn đến tăng trưởng kinh tế thấp. Trong mô hình “tự do hóa tài chính” những hạn chế và nhiều quy định được bãi bỏ, làm cho hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tốt hơn cho nền kinh tế. Hệ thống tài chính của Việt Nam hiện đang hoạt động không hiệu quả vì nhiều quy định không hợp lý và sự không minh bạch trong quản lý. Để hệ thống tài chính của Việt Nam hoạt động tốt hơn, tác giả đề xuất hai giải pháp: áp trần lãi suất cho vay hoặc quy định cận biên lãi suất, và minh bạch hóa.
Từ khóa: Cận biên lãi suất, áp chế tài chính, tự do hóa tài chính
Tra cứu bài báo