Quản lý giá trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

KT&PT Số 184, tháng 10 năm 2012, trang 3-9
Tóm tắt: Giá cả là sự phản ánh tổng hợp nhiều nhân tố của nền kinh tế quốc dân. Sự biến động của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống kinh tế-xã hội của một quốc gia. Trong những năm qua chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam biến động không bình thường, Cụ thể, CPI năm 2008 là 19,9%; năm 2009 là 6,52%; năm 2010 là 11,75% năm 2011 là 18,13%. Bước sang năm 2012, CPI giảm liên tục trong 5 tháng đầu năm, tiếp theo là 2 tháng có trị số âm, tháng 8 CPI lại tăng tới 0,63% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước CPI năm 2012 tăng đã tới 5,4%. Một số hàng hóa, dịch vụ thuộc nhu yếu phẩm cho tiêu dùng của dân cư, nhiều mặt hàng trong số đó lại do các doanh nghiệp nhà nước – hệ thống nòng cốt của kinh tế nhà nước- cung ứng lại giữ vai trò “đầu tàu” trong việc tăng giá, thậm chí có những mặt hàng tăng giá đến “chóng mặt”. Cụ thể, chỉ trong vòng từ 20 tháng 7 đến 28 tháng 8 giá xăng đã 4 lần điều chỉnh tăng với mức 3.100 đồng/lít; từ 12 tháng 7 giá nước sạch tăng 25%; từ 1 tháng 7 giá điện tăng 5% và giá gas tăng thêm 50-60 ngàn đồng/lít; tiếp đến từ 1 tháng 8 có tới 447 dịch vụ y tế cũng đã được các cơ quan chức năng cho phép tăng giá…Giá nhà ở có thông tin giảm giá liên tục, nhưng những người làm công ăn lương chân chính và có nhu cầu thực sự vần rất khó tiếp cận. Chỉ số giả tiêu dùng luôn ở mức cao so với các nước trên thế giới và khu vực (của họ thường là 1-2% cùng lắm là 3-4%) và biến động rất thất thường là đặc trưng nổi bật của hệ thống giá cả ở Việt Nam trong thời gian qua. Vậy nguyên do vì đâu và giải pháp khắc phục là gì xuất phát từ góc độ quản lý nhà nước về giá? Đó là tâm điểm mà bài viết này muốn khái quát và đề cập.
Từ khóa: Quản lý giá, CPT, kinh tế thị trường
Tra cứu bài báo