Phân tổ theo khu vực thể chế và cải cách chính sách tiền lương công chức hành chính

KT&PT, số 187 tháng 01 năm 2013, tr. 42-47
Tóm tắt: Phát triển nhanh chóng và vững chắc nền kinh tế quốc dân là mục tiêu của mỗi quốc gia, trong mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, mức độ đạt được mục tiêu đó ở các nước khác nhau, trong các thời kỳ khác nhau là khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào động lực phát triển của nền kinh tế. Đến lượt nó, động lực phát triển của nền kinh tế lại phụ thuộc vào chế độ phân phối. Chế độ phân phối thể hiện sự kết hợp ba loại lợi ích: Lợi ích người lao động, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích chung toàn xã hội. Khi các lợi ích trên có sự thống nhất cao thì sẽ tạo ra sự thống nhất về ý chí và hành động, làm tăng động lực của sự phát triển. Khi các lợi ích trên thiếu sự thống nhất, bị vi phạm thì sẽ làm mất ý chí và hành động, làm giảm động lực của sự phát triển. Chính vì lẽ đó K. Mark đã nói, sản xuất là quyết định, nhưng phân phối đóng vai trò quan trọng, có tác động mạnh mẽ trở lại đối với sản xuất. Quan hệ giữa người với người trong phân phối còn là một bộ phận của quan hệ sản xuất. Sản xuất luôn phát triển, đòi hỏi phải thường xuyên hoàn thiện chế độ phân phối. Trong quá trình phát triển kinh tế nước ta, đã từng có lúc, do chậm đổi mối quan hệ phân phối nên đã kìm hãm sản xuất phát triển. Sau khi mâu thuẫn này được giải quyết, sản xuất lương thực nói riêng, nông nghiệp nói chung đã có sự phát triển vượt bậc trong điều kiện sản xuất hầu như ít thay đổi là một ví dụ. Phân phối hiện nay đặt ra vấn đề gì, còn vấn đề gì cần phải kịp thời phát hiện, xem xét giải quyết?
Từ khóa: Cải cách tiền lương, phân tổ theo khu vực thể chế
Tra cứu bài báo