Về mô hình phát triển công nghiệp: Phân tích chỉ số tập trung công nghiệp theo ngành của Việt Nam giai đoạn 1996- 2010

KT&PT, số 198 (II) tháng 12 năm 2013, tr. 9-14
Tóm tắt: Một tranh luận cổ điển trong kinh tế phát triển là mô hình phát triển công nghiệp nên là phát triển cân bằng hay phát triển không cân bằng. Mỗi mô hình có ưu điểm và nhược điểm riêng. Bài viết này muốn làm sáng tỏ là Việt Nam đang thực hiện mô hình phát triển công nghiệp nào và mô hình đó đã thay đổi thế nào theo thời gian. Bài viết sử dụng chỉ số đo lường mức độ tập trung ngành Herfindahl-Hirschmann cho các ngành công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1996- 2010. Kết luận rút ra là Việt Nam đang thực hiện mô hình phát triển công nghiệp cân bằng và mức độ phân tán các ngành công nghiệp ngày càng rộng ra. Hệ quả của kiểu phát triển này là đòi hỏi đầu tư cao, làm cho lạm phát tăng nhanh, gây ra bất ổn kinh tế vĩ mô. Với kiểu phát triển này, tác động lên kết ngược và xuôi trong toàn bộ ngành công nghiệp là yếu. Các ngành công nghiệp phụ trợ kém phát triển, tỉ lệ nội địa hoá nhiều ngành rất thấp, phải phụ thuộc lớn vào đầu vào nhập khẩu. Kiến nghị rút ra là Việt Nam cần xem xét lại chiến lược phát triển công nghiệp, cần phát triển chọn lọc hơn, tránh phát triển dàn trải cùng lúc quá nhiều ngành, cần lựa chọn những ngành hiệu quả để phát triển và cần chú trọng phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.
Từ khóa: Công nghiệp, Tập trung ngành
Tra cứu bài báo