Tính chất nhân văn trong tư tưởng kinh tế Hồ Chí Minh

KT&PT, số 208 (II), tháng 10 năm 2014, tr. 60-67
Tóm tắt: Bài viết chỉ rõ tính nhân văn trong tư tưởng kinh tế của Hồ Chí Minh thể hiện ở mục đích cao nhất của việc xây dựng, phát triển kinh tế là nhằm cải thiện và nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Để thực hiện mục đích cao cả đó, những người hoạch định và thực thi chính sách kinh tế cần phải quán triệt tư tưởng, phương châm “đem tài dân, sức dân, của dân, làm lợi cho dân”; phải chăm lo đời sống mọi mặt của nhân dân; thực hành dân chủ trong kinh tế; tăng cường trang bị kỹ thuật, máy móc cho nền kinh tế, cải tiến công cụ sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động,tăng hiệu quả kinh tế đồng thời giảm bớt sự khó nhọc cho con người trong quá trình sản xuất. Những quan điểm, chủ trương thấm đẫm tính nhân văn trên của Người có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, soi sáng cho việc giữ vững định hướng Xã hội Chủ nghĩa trong quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta hiện nay.
Từ khóa: Hồ Chí Minh, tính chất nhân văn, tư tưởng kinh tế
Tra cứu bài báo