Nghiên cứu các yếu tố kinh tế và thể chế ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

KT&PT, số 209 tháng 11 năm 2014, tr. 82-94
Tóm tắt: Bài báo này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự tác động của các nhóm nhân tố kinh tế và thể chế đến hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu sử dụng mô hình DPDA cho thấy tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ giá trị vốn hóa thị trường chứng khoán/tổng sản phẩm quốc nội có mối tương quan “dương” với lợi nhuận ngân hàng. Theo đó, nếu lạm phát tăng trong tỷ lệ “dự báo” và tốc độ vốn hóa thị trường chứng khoán tăng lên sẽ kích thích lợi nhuận ngân hàng. Ngược lại, trong giai đoạn 2003-2012 ở Việt Nam, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận ngân hàng đôi khi không đi liền với nhau; đồng thời, các ngân hàng có xu hướng gia tăng lợi nhuận khi mức độ ổn định của hệ thống ngân hàng tương đối thấp. Cuối cùng, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất lượng môi trường thể chế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Cụ thể, một bộ máy chính quyền hoạt động hiệu quả ở các cấp với chất lượng điều tiết các chính sách ngày càng cao và tồn tại trong một môi trường chính trị ổn định là tiền đề quan trọng góp phần kích thích hoạt động ngân hàng.
Từ khóa: Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, Chỉ số lợi nhuận, Chỉ báo kinh tế vĩ mô, Nhân tố thể chế, Phân tích hồi quy dữ liệu bảng kiểu động (DPDA)
Tra cứu bài báo