Đo lường rủi ro ngân hàng thông qua công cụ giá trị rủi ro (VaR) và tổn thất kỳ vọng (ES): Trường hợp nghiên cứu Tại Việt Nam

KT&PT, số 216 (II), tháng 06 năm 2015, tr. 43-53
Tóm tắt: Bài viết sử dụng hai công cụ giá trị rủi ro VaR và tổn thất dự kiến ES để đo lường rủi ro của danh mục đầu tư các ngân hàng Việt Nam, tập trung vào 9 ngân hàng đã niêm yết tại Việt Nam từ 1/9/2013 đến 15/5/2015. Ba phương pháp được ứng dụng để ước lượng và hậu kiểm VaR và ES gồm: mô phỏng lịch sử, phân tích chuỗi thời gian theo GARCH và theo Cornish Fisher. Các phát hiện chính là (1) cả ba phương pháp đo lường đều có kết quả tương đồng: danh mục đầu tư hiện tại của các ngân hàng đều đang quá rủi ro so với mức dự phòng và bảo hiểm tiền gửi hiện tại; (2) Ngay cả trong trường hợp thị trường hiệu quả, danh mục đầu tư ngân hàng tối ưu theo mô hình Markowitz thì rủi ro cũng vẫn quá lớn; (3) việc ứng dụng các mô hình định lượng trong đo lường rủi ro của hệ thống ngân hàng là khả thi, nếu dữ liệu minh bạch như các ngân hàng trên sàn chứng khoán, và có thể bắt đầu với phương pháp mô phỏng lịch sử.
Từ khóa: Danh mục đầu tư ngân hàng, đo lường rủi ro, giá trị chịu rủi ro VaR, quản trị rủi ro, tổn thất dự kiến ES
Tra cứu bài báo