Tăng trưởng kinh tế và các biến vĩ mô ở Ấn Độ: Nghiên cứu thực nghiệm

KT&PT, số 220 (II), tháng 10 năm 2015, tr. 20-27
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu là tìm ra các mối liên hệ thực nghiệm giữa tăng trưởng kinh tế và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), giữa tổng tích lũy vốn cố định (GFCF) và mức độ mở cửa thương mại ở Ấn Độ (TOP) trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2013. Bài báo chỉ ra mối tương quan tỷ lệ thuận giữa tăng trưởng kinh tế và FDI, GFCF và TOP. Nghiên cứu cũng cho thấy tác động một chiều mạnh mẽ của những thay đổi trong FDI, mức độ mở cửa thương mại và tích lũy tài sản lên tốc độ tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ. Hàm phản ứng đẩy (IRF) truy tìm các ảnh hưởng tích cực của các biến số vĩ mô đối với tốc độ tăng trưởng GDP của Ấn Độ. Nghiên cứu cũng chỉ ra biến động của tốc độ tăng trưởng GDP ở Ấn Độ chủ yếu là do thay đổi mức độ GFCF và FDI và kết luận rằng dòng vốn FDI và kích thước của vốn hình thành là các tác nhân chính quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế. Liên quan đến vấn đề này, chính phủ Ấn Độ được kỳ vọng sẽ ban hành nhiều chính sách hơn, trong đó tập trung vào thúc đẩy dòng vốn FDI và sự hình thành vốn trong nước nhằm gia tăng tốc độ phát triển kinh tế trong dài hạn.
Từ khóa: Tăng trưởng GDP, FDI, Hình thành vốn, Sự mở cửa thương mại, Ấn Độ
Tra cứu bài báo