Phân tích chuỗi giá trị mì gạo tại làng nghề Dĩnh Kế và Thủ Dương tỉnh Bắc Giang

KT&PT, số 222 (II), tháng 12 năm 2015, tr. 51-59
Tóm tắt: Phân tích chuỗi giá trị mì gạo được nghiên cứu tại 2 làng nghề chế biến mì gạo nổi tiếng ở Bắc Giang là phường Dĩnh Kế (sản xuất mì Kế) và xã Thủ Dương (sản xuất mì Chũ) với tổng số 196 hộ điều tra (với 118 hộ tham gia trực tiếp vào chuỗi bao gồm hộ buôn bán gạo, chế biến mì gạo và buôn bán mì gạo, 30 hộ tiêu dùng và 48 hộ đối chứng thu nhập). Ngoài ra, nghiên cứu còn thu thập thông tin thông qua thảo luận nhóm và lấy ý kiến các cán bộ chuyên trách về chế biến mì gạo ở 2 làng nghề. Kết quả nghiên cứu cho thấy chuỗi giá trị mì gạo tạo ra giá trị gia tăng cao (gần 19 triệu đồng/ tấn sản phẩm mì gạo); sự phân chia giá trị gia tăng là có lợi cho tác nhân chế biến nên đã khuyến khích được các tác nhân chế biến đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Song để phát triển chuỗi giá trị mì gạo cần phải giải quyết tốt các vấn đề về nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường, bình đẳng về giới, bình đẳng về thu nhập, tăng cường liên kết, trao đổi thông tin giữa các tác nhân tham gia vào chuỗi.
Từ khóa: Chuỗi giá trị; làng nghề; mỳ gạo
Tra cứu bài báo