Đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001- 2015

KT&PT, số 225, tháng 03 năm 2016, tr. 56-62
Tóm tắt: Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu của Đề tài “Nghiên cứu rà soát và đánh giá sự phù hợp, hiệu lực thực thi của các Chương trình Mục tiêu Quốc Gia thực hiện tại vùng Tây Bắc giai đoạn 2001 – 2015”. Nhóm tác giả đã tìm hiểu về phương pháp thường được vận dụng trong những nghiên cứu đánh giá tác động và thực thi của các Chương trình, Dự án phát triển ở Việt Nam và quốc tế, qua đó đề xuất vận dụng mô hình đánh giá chất lượng dịch vụ 5 khoảng cách (5 GAPs), với nhiều ưu điểm nổi bật. Bộ tiêu chí đánh giá thiết kế, hiệu lực thực thi và tác động của các Chương trình mục tiêu quốc gia đã được xây dựng dựa theo chuỗi phân tích chính sách công: xác định đầu vào, các hoạt động, xác định đầu ra, đánh giá phản hồi và đánh giá tác động. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các khuyến nghị chính sách tập trung vào việc tích hợp Chương trình mục tiêu quốc gia về Giảm nghèo bền vững và Nông thôn mới trong giai đoạn tới nhằm tăng cường tác động lan tỏa và hiệu lực thực thi của các chương trình này.
Từ khóa: Chương trình mục tiêu quốc gia, Xóa đói giảm nghèo, Nông thôn mới
Tra cứu bài báo