Đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam: Cách tiếp cận chủ quan hay khách quan?

KT&PT, số 232(II), tháng 10 năm 2016, tr. 15-22
Tóm tắt:
Chất lượng cuộc sống (CLCS) là vấn đề đã được nghiên cứu từ lâu trên thế giới nhưng chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng cuộc sống nhưng không có khái niệm nào được chấp nhận rộng rãi. Điều này dẫn đến việc tranh luận không ngừng giữa các nhà nghiên cứu trên thế giới. Bài viết tập trung bàn luận về vấn đề gây tranh cãi nhiều nhất, đó là chất lượng cuộc sống được đo lường theo cách tiếp cận chủ quan hay khách quan? Trên cơ sở tổng quan tài liệu, xem xét ưu nhược điểm của từng cách tiếp cận và phân tích bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam, bài viết đi đến kết luận, việc đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam cần phải kết hợp cả hai cách tiếp cận chủ quan và khách quan. Ngoài ra, bài viết đã gợi ý một số hướng nghiên cứu tiếp theo trong đo lường chất lượng cuộc sống ở Việt Nam.
Từ khóa: Chất lượng cuộc sống, cách tiếp cận chủ quan, cách tiếp cận khách quan, hạnh phúc, sự hài lòng với cuộc sống.
Tra cứu bài báo