Sử dụng mô hình COX để tính xác suất nợ quá hạn của các khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

Số Đặc biệt, tháng 09 năm 2016, tr. 57-64
Tóm tắt: Một yêu cầu quan trọng trong nghiệp vụ của ngân hàng là bắt buộc phải dành một khoản dự phòng cho các rủi ro có thể xảy ra. Theo các hiệp ước Basel thì ngân hàng bắt buộc phải giữ lại lượng vốn bằng ít nhất 8% tổng tài sản, được tính theo nhiều phương pháp khác nhau và phụ thuộc vào độ rủi ro của chúng, do vậy việc đánh giá rủi ro của khách hàng rất quan trọng. Bài viết này sẽ sử dụng phương pháp phân tích sống sót để đánh giá xác suất một khách hàng bị quá hạn theo thời gian, từ đó có thể ước tính mức dự phòng cần thiết. Khác với các phương pháp ước lượng xác suất vỡ nợ thông thường chỉ quan tâm tới việc sự kiện xảy ra hay không xảy ra trong một đơn vị thời gian (thường là một năm), trong nghiên cứu này, chúng tôi còn quan tâm đến thời điểm nó xảy ra, do đó các kết quả tính toán dự phòng rủi ro sẽ có giá trị thực tiễn hơn, giúp cho công tác dự phòng đạt hiệu quả tốt hơn.
Từ khóa: Hiệp ước Basel; nợ quá hạn; phân tích sống sót; rủi ro tín dụng
Tra cứu bài báo