Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 273, tháng 03 năm 2020, tr. 53-62
Tóm tắt: Nghiên cứu sử dụng lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế, áp dụng vào lĩnh vực du lịch để chỉ ra các nhân tố chính ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của điểm đến. Đồng thời lý thuyết động cơ đầu tư cũng được sử dụng để sắp xếp lại các nhóm nhân tố ảnh hưởng theo động cơ đầu tư mà các nghiên cứu trước đây rất ít đề cập. Nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) trên một mẫu 356 nhà quản lý các khách sạn và khu du lịch thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ để kiểm định mối quan hệ giữa các cấu trúc bậc một. Kết quả kiểm định chỉ ra rằng có 5 nhóm nhân tố chính tác động đến tính hấp dẫn của điểm đến đó là: (1) thị trường du lịch tiềm năng; (2) lợi thế tài nguyên du lịch; (3) lợi thế chi phí; (4) lợi thế cơ sở hạ tầng du lịch và (5) môi trường đầu tư (PCI). Kết quả kiểm định cũng chỉ ra: chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và nhân tố “tài nguyên văn hóa” là 2 nhân tố mới, đóng góp 1 phần trong việc tạo nên tính hấp dẫn của điểm đến đầu tư du lịch.
Từ khóa: Tính hấp dẫn điểm đến, FDI trong du lịch, các yếu tố quyết định vị trí, lý thuyết địa điểm sản xuất quốc tế.