Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 303, tháng 09 năm 2022, tr. 45-54
Tóm tắt: Chính sách giáo dục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng
cao nguồn nhân lực của khu vực nông thôn cũng như góp phần giúp các lao động nông thôn có
khả năng tìm kiếm các cơ hội việc làm và từ đó cải thiện thu nhập của các hộ gia đình. Thông
qua việc khảo sát điều tra 270 hộ gia đình khu vực nông thôn tại 3 tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh và
Trà Vinh, bài viết sử dụng phương pháp phân tích đa tiêu chuẩn (MCA) với quy trình phân tích
thứ bậc (AHP) để đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục đối
với thu nhập của hộ gia đình ở khu vực nông thôn Việt Nam. Kết quả cho thấy các yếu tố kinh
tế (0,39) có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả thực hiện chính sách giáo dục, tiếp theo là chính
trị (0,21), khoa học công nghệ (0,21) và cuối cùng là yếu tố xã hội.
Từ khóa: AHP, chính sách giáo dục, EFA, hiệu quả, hộ gia đình, thu nhập, MAC