Chính sách phản biện

Tạp chí Kinh tế và Phát triển áp dụng quy trình phản biện kín, theo đó người phản biện bài viết không được biết thông tin về tác giả bài viết và ngược lại. Các thành viên của Ban biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển (bao gồm tổng biên tập, phó tổng biên tập và các biên tập viên) không tham gia thực hiện phản biện bản thảo.

Quy trình phản biện được mô tả qua sơ đồ sau:


Quy trình phản biện được chia ra làm 4 bước cơ bản: 
- Bước 1: Tác giả gửi bài 
- Bước 2: Sơ loại
- Bước 3: Phản biện
- Bước 4: Duyệt đăng

Các bài viết phải vượt qua vòng sơ loại mới được xem là đủ điều kiện để được chấp nhận phản biện. Trong bước sơ loại Ban biên tập Tạp chí thẩm định các bài viết có đáp ứng đủ các tiêu chí cơ bản hay không xét trên 3 phương diện chính (nhưng không giới hạn): sự phù hợp của bài viết; thành phần bài viết và kỹ thuật trình bày.

Các bài viết không thỏa mãn các điều kiện này sẽ không vượt qua bước sơ loại và thông báo sẽ được gửi cho tác giả. Không loại trừ trường hợp các tiêu chí này được thỏa mãn nhưng bài viết có sai lầm cơ bản về mặt học thuật thì cũng được xem là không đủ điều kiện để được chấp nhận phản biện.

Các bài viết vượt qua vòng sơ loại được Tạp chí chấp nhận phản biện. Các thành viên phản biện của Tạp chí căn cứ vào nhiều tiêu chí cụ thể để thẩm định bài viết. Tổng thể thì chính sách phản biện của Tạp chí xem xét các bài viết trên các phương diện sau (nhưng không giới hạn):
- Sự phù hợp nội dung bài viết với tôn chỉ, mục đích và phạm vi của Tạp chí
- Thể loại bài viết
- Tính mới, nguyên thủy
- Sự đóng góp vào lĩnh vực học thuật (lý thuyết, phương pháp nghiên cứu)
- Sự đóng góp vào thực tiễn
- Quy chuẩn thành phần bài viết và kỹ thuật trình bày

Chuyên gia phản biện được lựa chọn dựa trên một trong hai yếu tố:
- Hiểu biết về chủ đề nghiên cứu của bản thảo; hoặc
- Hiểu biết về phương pháp được sử dụng trong bản thảo.

Kết luận của bước phản biện này đối với bài viết có thể là: (i) Chấp nhận bài gửi; (ii) Yêu cầu sửa chữa (bản thảo cần thực hiện những sửa chữa nhỏ mà tác giả phải thực hiện, sau đó gửi cho Ban biên tập xem xét); (iii) Gửi lại phản biện lại (bản thảo cần những sửa chữa lớn mà tác giả phải thực hiện, và cần phải phản biện lại sau sửa chữa; (iv) Từ chối bài gửi.