Tóm tắt: Phương pháp tiếp cận ngành đã được nhiều cơ quan, tổ chức tài trợ nước ngoài nghiên cứu từ những năm 1990 và đã được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển ở Châu Phi (Gana, Tanzania, Zambia, Senegal…), châu Mỹ La Tinh (Nicaragoa, Peru…) và châu Á (Băng la đét, Ấn Độ,…) khi tiếp cận các nguồn viện trợ của nước ngoài như tiếp cận nguồn vốn ODA của các ngân hàng hay tổ chức tài trợ như WB, ADB, DFID, SIDA, EU… Phương pháp này được áp dụng nhiều trong các lĩnh vực y tế - sức khoẻ, giáo dục, nông nghiệp phát triển nông thôn và cũng được áp dụng trong việc tài trợ cho xây dựng và bảo trì phát triển đường giao thông nông thôn. Tuy nhiên ở Việt Nam, phương pháp này chưa được sử dụng rộng rãi trong tiếp nhận nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển giao thông nông thôn phần lớn được quản lý theo phương pháp tập trung theo từng dự án, mặc dù đặc điểm của các dự án này trải dài trên nhiều vùng lãnh thổ và rộng khắp cả nước. Bài viết này hướng tới phân tích kinh nghiệm một số nước và khả năng áp dụng cho phương pháp tiếp cận ngành trong quản lý của dự án đầu tư phát triển giao thông đường bộ ở Việt Nam.
Từ khóa: Phương pháp tiếp cận ngành, dự án giao thông đường bộ, vốn tài trợ