KT&PT, số 196 tháng 10 năm 2013, tr. 14-21
Tóm tắt: Trong đánh giá tình hình phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2001- 2010, Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) đã nêu rõ: “Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm nghẽn cản trở sự phát triển”. Từ đó, Đại hội đã xác định ba đột phá chiến lược giai đoạn 2011– 2020 là:“(1) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ; (3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011, trang 106).
Hiện đang tồn tại những ý kiến khác nhau đánh giá kết quả hai năm rưỡi triển khai thực hiện ba đột phá này. Trong khi có ý kiến cho rằng “Các đột phá chiến lược được triển khai tích cực, đồng bộ và đã thu được một số kết quả bước đầu”, cũng có ý kiến đánh giá “ba đột phá chiến lược còn đang trong giai đoạn khởi động với khá nhiều bất cập”.
Bài này trình bày tóm lược một số công việc đã triển khai thực hiện các trọng tâm của ba đột phá chiến lược trong hai năm rưỡi vừa qua, đưa ra những đánh giá về kết quả, những khó khăn hạn chế và đề xuất giải pháp mang tính điều kiện để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ mang trọng yếu này.
Từ khóa: Thể chế kinh tế thị trường; nguồn nhân lực; hệ thống kết cấu hạ tầng; các trọng tâm của đột phá chiến lược; đổi mới tư duy