KT&PT, số 202 tháng 04 năm 2014, tr. 67-74
Tóm tắt: Trong thời gian qua, quá trình nhận thức của Đảng và Nhà nước về vai trò của dịch vụ đã có nhiều chuyển biến tích cực từ chỗ bị “phủ nhận” hoàn toàn đến chỗ thừa nhận “sự tồn tại tất yếu” và đặc biệt chuyển sang “nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ưu tiên phát triển” như là một yêu cầu đối với quá trình công nghiệp hóa đất nước. Bài viết phân tích và chỉ ra mô hình “công nghiệp hóa rút ngắn hiện đại” của Việt Nam hiện nay vẫn theo hướng “tuần tự” mà chưa có những “bước nhảy vọt” tận dụng lợi thế của “người đi sau” dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rất chậm. Trên cơ sở đó, một số khuyến nghị để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo yêu cầu của quốc gia công nghiệp vào năm 2020, Việt Nam cần phải: (i) cân nhắc lựa chọn mô hình phát triển theo hướng “tuần tự” hay chuyển thẳng lên phát triển kinh tế dịch vụ với “làn sóng phát triển dịch vụ 2”?; (ii) tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau; (iii) có nhận thức mới về dịch vụ; (iv) tập trung đầu tư phát triển những dịch vụ “xương sống” có sức lan tỏa lớn đến các ngành kinh tế khác.
Từ khóa: Công nghiệp hóa, Dịch vụ cuối cùng, Dịch vụ trung gian, Khu vực dịch vụ