KT&PT, số 224, tháng 02 năm 2016, tr. 16-22
Tóm tắt: Bài viết dựa trên mô hình cân bằng tổng thể cạnh tranh độc quyền, phân tích phúc lợi của các quốc gia có vị thế khác nhau, lợi ích của FTA cũng như các nhân tố ảnh hưởng theo hệ thống “Hub – Spoke, H – S” và cơ cấu mở rộng. Kết quả cho thấy: (1) giữa nước H và S tồn tại sự bất cân đối về hiệu quả, phúc lợi nước H thu được lớn hơn nước S; (2) tình hình phân phối phúc lợi của hệ thống đa trục – nan hoa và cấu trúc liên kết nan hoa rất phức tạp, chịu tác động kết hợp của tính thay thế sản phẩm, bổ trợ thương mại, mức độ quan hệ thương mại song phương, mức tăng lợi nhuận theo quy mô…; (3) từ sự phát triển của hệ thống H – S đến thương mại tự do toàn cầu có thể gia tăng kim ngạch thương mại và phúc lợi của nước S, giảm bớt kim ngạch thương mại và phúc lợi của nước H. Từ đó, bài viết đề xuất những gợi ý cho việc lựa chọn đối tác và thực hiện chiến lược FTA của Việt Nam.
Từ khóa: Hiệu quả phúc lợi, Mô hình cân bằng tổng thể, Mô hình “Trục bánh xe – Nan hoa”