KT&PT, số 244, tháng 10 năm 2017, tr. 92-100
Tóm tắt: Bài viết này đánh giá và phân tích tầm quan trọng của trình độ học vấn trong việc nâng cao
năng suất lao động dựa trên dữ liệu bảng từ năm 1970 đến 2015 ở 6 quốc gia ASEAN. Nghiên
cứu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động có xu hướng chậm lại của các nền kinh tế có thu
nhập thấp và trung bình trong khu vực ASEAN là trở ngại lớn nhất cho những quốc gia này để
đạt được mức phát triển kinh tế cao hơn trong dài hạn, đặc biệt ở các quốc gia có mức thu thập
trung bình thấp. Kết quả phân tích chỉ ra rằng trình độ học vấn không chỉ có ý nghĩa lớn trong
tăng năng suất lao động mà còn có tác động to lớn trong việc kích thích tác động của thương
mại đến năng suất lao động. Tuy nhiên, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến năng
suất lao động phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn. Các quốc gia có trình độ học vấn cao sẽ kích
thích tác động của FDI đến tăng năng suất lao động, các quốc gia có trình độ học vấn thấp sẽ
làm giảm tác động của FDI đến năng suất lao động.
Từ khóa: Năng suất lao động, nguồn nhân lực, trình độ học vấn, và hiệu quả kinh tế