Đầu tư và chi phí đại diện: Trường hợp các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 326, tháng 08 năm 2024, tr. 2-11 | DOI: 10.33301/JED.VI.1734
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá đầu tư của doanh nghiệp và phân tích ảnh hưởng của chi phí đại diện đến đầu tư. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các doanh nghiệp niêm yết trong giai đoạn từ 2013-2022. Với phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát (GLS), trước tiên, kết quả cho thấy đầu tư phụ thuộc vào nguồn tài chính nội bộ, do đó thị trường tài chính Việt Nam là không hoàn hảo, dẫn đến các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với vấn đề chi phí đại diện. Tiếp theo, kết quả chỉ ra rằng so với các doanh nghiệp có chi phí đại diện thấp, các doanh nghiệp có chi phí đại diện cao hơn thì độ nhạy cảm của đầu tư đối với nguồn tài chính nội bộ là lớn hơn. Hàm ý, việc thặng dự nguồn tài chính nội bộ sẽ ảnh hưởng đến mức độ đầu tư, các doanh nghiệp có chi phí đại diện lớn và thặng dư vốn nội bộ có nhiều khả năng sẽ đầu tư quá mức.
Từ khóa: Chi phí đại diện, tài chính nội bộ, đầu tư, đầu tư quá mức
Tra cứu bài báo