Chuẩn mực địa phương, địa vị xã hội và hối lộ của người dân ở các quốc gia Châu Á mới nổi

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 329, tháng 11 năm 2024, tr. 24-32 | DOI: 10.33301/JED.VI.1759
Tóm tắt: Các nghiên cứu về tham nhũng chủ yếu tập trung vào động cơ kinh tế từ góc độ tổ chức, để lại khoảng trống giải thích tham nhũng từ địa vị xã hội và chuẩn mực địa phương ở cấp độ cá nhân. Nghiên cứu này xem xét tác động của chuẩn mực địa phương và địa vị xã hội đến hối lộ của người dân ở các nước châu Á mới nổi. Sử dụng mô hình Probit với dữ liệu từ khảo sát Phong vũ biểu Tham nhũng Toàn cầu, Chỉ số Dân chủ, nghiên cứu phát hiện (i) người nghèo và người thất nghiệp ít đưa hối lộ hơn, (ii) học vấn của người dân không tác động rõ ràng tới hối lộ, (iii) chuẩn mực địa phương vừa là yếu tố ảnh hưởng và đóng vai trò điều tiết tác động của địa vị xã hội đến hối lộ của người dân. Kết quả làm sáng tỏ lý thuyết cũng như cung cấp bằng chứng cho thiết kế chính sách phòng chống tham nhũng ở các quốc gia mới nổi.
Từ khóa: Chuẩn mực địa phương, địa vị xã hội, hối lộ, người dân, quốc gia châu Á mới nổi
Tra cứu bài báo