KT&PT, số Đặc biệt, tháng 9 năm 2013, tr. 118-122
Tóm tắt: Ở bậc giáo dục đại học, về cơ bản có 03 phương pháp dạy học, đó là phương pháp dạy học thông báo, phương pháp dạy học nêu vấn đề và phương pháp nghiên cứu: (1) Phương pháp thông báo (hay còn gọi là phương pháp thuyết trình) là phương pháp cho phép giảng viên cung cấp có hệ thống một khối lượng lớn kiến thức cho sinh viên trong một thời gian ngắn và thường được áp dụng khi giảng dạy những vấn đề lý thuyết phức tạp, (2) Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp được giảng viên sử dụng khi muốn sinh viên đóng vai trò chủ động trong quá trình học tập và giảng viên đóng vai trò hỗ trợ, thúc đẩy quá trình tư duy giải quyết các tình huống có vấn đề, qua đó nắm bắt được tri thức mới, (3) Phương pháp nghiên cứu là phương pháp để sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu (có thể tự đề xuất hoặc lựa chọn trên cơ sở đề xuất của giảng viên) và giảng viên sẽ gợi ý phương hướng nghiên cứu, giới thiệu tài liệu tham khảo, tổ chức để sinh viên tự lực nghiên cứu đề tài, qua đó những tri thức mới sẽ được khám phá và học hỏi trong quá trình thực hiện đề tài.
Trong khuôn khổ của bài viết này, tác giả mong muốn chia sẻ và bàn luận về phương pháp dạy học nêu vấn đề qua ví dụ giảng về ma trận BCG.
Từ khóa: Phương pháp dạy học nêu vấn đề, dạy học tích cực.