KT&PT, số Đặc biệt, tháng 11 năm 2013, tr. 100-108
Tóm tắt: Bài viết này đóng góp thêm một ý kiến về việc nâng cao vai trò của nguồn nhân lực, đặc biệt là mặt chất lượng, trong phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn tiếp theo. Trước hết, bài viết đã tổng hợp lại lý luận về phát triển bền vững và vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển. Bối cảnh phát triển của nước ta từ khi đổi mới đến nay cũng như tình hình dân số và nguồn nhân lực trên các khía cạnh số lượng, chất lượng, sự phân bố được trình bày trong các phần tiếp theo. Trên cơ sở đó, kết luận rút ra là (i) nền kinh tế Việt Nam mặc dù có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng chưa bền vững, (ii) chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và mức trung bình thế giới. Trong thời gian tới, Việt Nam không thể khai thác lợi thế về số lượng mà phải hết sức quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Để làm được điều này, đầu tư vốn nhân lực là vấn đề cốt lõi. Cuối cùng, bài viết đề xuất phương hướng đẩy mạnh đầu tư vốn nhân lực ở tất cả các giai đoạn tiền giáo dục, giáo dục và hậu giáo dục theo tư tưởng của Jacob Mincer (1922-2006) – cha đẻ của lý thuyết kinh tế học lao động hiện đại.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, phát triển bền vững