Tóm tắt: Tính đến nay, cả nước có 12 tập đoàn kinh tế nhà nước (TĐKTNN) được thí điểm thành lập, trong đó có 11 tập đoàn do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định thành lập; 1 tập đoàn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cổ phần hóa và thí điểm thành lập, ủy quyền cho Bộ Tài chính thành lập công ty mẹ. Trong đó, hiện 11 tập đoàn đang nắm giữ 30% tổng giá trị tài sản, 51% tổng vốn chủ sở hữu và gần 40% lao động của khu vực doanh nghiệp nhà nướcDNNN. Thời gian qua, Nhà nước đã đề cao vai trò của các tập đoàn kinh tế nói chung và TĐKTNN nói riêng là hết sức lớn. Mặc dù, trên thực tế, một số tập đoàn đã được những bước tiến bộ quan trọng, tiếp tục thể hiện vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước nhưng sự gắn kết giữa các doanh nghiệp trong tập đoàn chưa thực sự sâu sắc và hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh không tương xứng với vốn đầu tư và những ưu đãi của nhà nước. Thậm chí một số TĐKTNN quá yếu kém, thua lỗ lớn gây tổn thất cho quốc gia. Bởi vậy, phát triển các TĐKTNN để xứng tầm với vai trò của nó luôn có ý nghĩa quan trọng và cần thiết. Trong bài viết này, các tác giả đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển các TĐKTNN.
Từ khóa: Tập đoàn kinh tế nhà nước, kinh tế nhà nước, tái cấu trúc