Tóm tắt: Trong hơn 25 thực hiện đường lối đổi mới vừa qua, nền Giáo dục nước ta đã phát triển khá nhanh và đã có những đóng góp đáng kể cho việc nâng cao dân trí cho người dân, đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Nếu như năm học 1987-1988 cả nước có 439.700 giáo viên phổ thông các cấp, với 12.623.000 học sinh, có 100 trường đại học và cao đẳng, với 19.800 giảng viên và 116.700 sinh viên, thì năm học 2010-2011 có 830.923 giáo viên phổ thông các cấp với 14.792.830 học sinh và 414 trường đại học và cao đẳng, với 74.600 giảng viên và 2.162.100 sinh viên. Cho đến nay, cả nước đã có trên 2 triệu lao động có trình độ đại học và sau đại học trở lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước và so với nền Giáo dục của nhiều nước trong khu vực và thế giới, nền giáo dục của nước ta còn có một khoảng cách khá xa: Cơ sở vật chất- kỹ thuật của giáo dục lạc hậu, trình độ của đội ngũ giáo viên các cấp không đồng đều, chính sách đối với người dạy và người học đều còn nhiều bất cập, và hậu quả là chất lượng giáo dục-đào tạo thấp, không đáp ứng được yêu cầu. Chính vì thế, việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục nước nhà đang là đòi hỏi hết sức bức xúc hiện nay. Bài viết này tập trung bàn về vấn đề nóng bỏng đó.
Từ khóa: Giáo dục và đào tạo, đổi mới căn bản và toàn diện