Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt, tháng 12 năm 2024, tr. 56-66 | DOI: 10.33301/JED.VI.1695
Tóm tắt: Lạm phát, lãi suất là hai chỉ số vĩ mô quan trọng của nền kinh tế nên mối quan hệ giữa chúng
thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và nhà nghiên cứu. Mục tiêu của
nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007
– 2023. Sử dụng dữ liệu lãi suất trái phiếu Chính phủ, lạm phát với phương pháp đồng tích
hợp phi tuyến, nghiên cứu tìm ra rằng lãi suất và lạm phát biến động trong một xu thế chung
và việc hiệu chỉnh về vị trí cân bằng là một quá trình liên tục, ở dạng logistic. Tuy nhiên, mối
quan hệ giữa các biến này không phải là một một như giả thuyết Fisher đề cập. Từ đó suy ra
thị trường tiền tệ và thị trường tài chính có quan hệ tác động qua lại: có thể sử dụng các công
cụ của chính sách tiền tệ để tác động đến thị trường tài chính; ngược lại, lãi suất danh nghĩa
dài hạn có thể trở thành chỉ báo cho lạm phát.
Từ khóa: Đồng tích hợp phi tuyến, giả thuyết Fisher, lãi suất, lạm phát, mô hình hồi quy chuyển tiếp trơn